Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Tìm hiểu thai nhi già tháng

Thực tế có tới 8 - 10% trường hợp trễ đến 14 ngày so với dự tính mà vẫn chưa sinh và những trường hợp này gọi là sinh già tháng.

Sieu thi do so sinhdo so sinhđồ sơ sinhdo choi tre emsua xach taymay hut sua

Dự tính ngày sinh

Để tính nhẩm thời gian sinh nở, người ta thường lấy tháng cuối cùng thấy kinh nguyệt cộng với 9 và ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối đó cộng với 7. Ví dụ, kỳ cuối cùng thấy kinh là ngày 1/1, vậy thì dự tính sinh vào ngày 8/10. Tuy nhiên, việc dự tính ngày sinh chỉ có giá trị tham khảo, vì không phải thai nhi nào đủ ngày đủ tháng cũng chào đời ngay, bác sĩ có thể khám và chuẩn đoán ngày sinh chính xác hơn, nhất là với những người có kinh nguyệt không đều. Thực tế có tới 8 - 10% trường hợp trễ đến 14 ngày so với dự tính mà vẫn chưa sinh và những trường hợp này gọi là sinh già tháng.


Những khó khăn khi thai nhi già tháng

- Thai nhi già tháng thường có thể trọng quá nặng, xương trở nên cứng, nhau không còn khả năng cung cấp dinh dưỡng, có thể làm cho người mẹ khó đẻ thêm 

- Nhau thai lúc này suy giảm chức năng, thai thiếu dưỡng khí và chất dinh dưỡng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì khi thai nhi già tháng?

Những thai lưu lại trong dạ con quá 42 tuần, trước tiên nên xác định liệu có phải già tháng hay không, tiếp đến kiểm tra kì kinh nguyệt cuối cùng xem chu kì kinh nguyệt có đều không và  ghi chép về quá trình phát triển của dạ con. Khi chuẩn đoán, khám và xác định chắc chắn, trường hợp nhau thai đã lão hoá thì cần nhập viện ngay để đẻ nhân tạo, tránh trường hợp thai nhi chết ngạt.

Cách phòng tránh thai nhi già tháng

Một số phụ nữ mang thai do trước đó uống nhiều thuốc tránh thai, hoặc một số nguyên nhân khác khiến cho chu kì kinh nguyệt kéo dài và thời gian mang thai bị đẩy lùi.

Để hạn chế tình trạng này, lời khuyên các bà mẹ khi mang thai  phải có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lí, thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, thể dục nhẹ nhàng... Ngoài ra, cần chú ý một số điểm như sau:

- Phụ nữ chuẩn bị thụ thai nên ghi chép rõ ràng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình để làm cơ sở tin cậy cho việc dự tính ngày sinh. - Khi mang thai, các bà bầu nên tiến hành khám thai định kì. Nếu không nhớ rõ kì kinh cuối cùng, bác sĩ có thể căn cứ vào phản ứng của thai nhi và các kiểm tra sinh hoá để dự tính ngày sinh. Thông qua khám thai định kì còn có thể phát hiện các yếu tố dẫn đến thai nhi già tháng như: vị trí thai nhi không thuận, động sản dị thường, nước ối quá ít… để sớm lựa chọn các biện pháp sinh có hiệu quả.

- Phụ nữ mang thai bắt đầu từ tháng thứ 6, hàng ngày nên dùng khăn mềm, xà phòng và nước ấm lau đầu vú và duy trì việc này cho đến khi sinh. Làm như vậy có thể khiến cho lớp biểu bì ở đầu vú dầy hơn, có độ đàn hồi, không bị nứt, viêm nhiễm khi trẻ bú. Đồng thời có thể kích thích đầu vú khiến tử cung co bóp, có lợi cho việc sinh sản đúng kì.

- 2 tuần trước khi chuyển dạ nên duy trì hoạt động thích hợp, mỗi ngày tốt nhất nên đi bộ 1 tiếng để đầu của thai nhi xoay xuống xương chậu, hỗ trợ chuyển dạ được tốt hơn.

hqdung sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét